Chào mào bạch tạng là loại chim đột biến gien có màu lông trắng như tuyết toàn thân, chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Đây là loại chim hiếm trong thiên nhiên nên rất nhiều người săn tìm. Đặc biệt chúng khá đắt nếu thuộc hàng chim cảnh có những con có giá vài trăm triệu. Tuy nhiên để nuôi và thuần hóa những chú chim Chào mào bình thường đã thấy khá khó khăn, kỹ thuật nuôi chim Chào mào bạch tạng sinh sản lại càng khó.
Thời gian sinh sản và cách phối giống
Chim chào mào mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch năm sau và cũng có nhiều con đẻ thời gian khác. Để phối giống, trước tiên cho con trống vào sau đó cho chim mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xòe thì coi như đã bắt cặp xong.
Chọn lồng
Nên làm các loại lồng lớn có kích thước rộng khoảng 1m,cao 1,5m và dài 2m. Trong lồng nên bố trí cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng. Đặc biệt là hướng lồng về phía đông để chim đón ánh ban mai và tắm nắng. Lồng phải để nơi yên tĩnh, ít người qua lại và tạo sao cho đẹp như ngoài thiên nhiên thì tỉ lệ sinh sản của Chào mào bạch tạng càng cao.
Kỹ thuật nuôi Chào mào bạch tạng sinh sản
Kỹ thuật nuôi chim Chào mào bạch tạng sinh sản bạn phải luôn chú ý, nếu thấy chim tha rác làm tổ thì đó là lúc chúng chuẩn bị sinh sản. Thời gian này phải bạn phải chuẩn bị cho quá trình đẻ trứng, vì đây là giai đoạn thành công bước đầu, nếu thức ăn cung cấp cho chim không tốt và môi trường sống không thuận lợi chim sẽ không sinh sản. Bạn cần chuẩn bị tổ đẻ cho chúng một cách kỹ càng, đảm bảo đủ ấm, đủ an toàn để chúng ấp như rơm, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô vv... Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ.
Trong giai đoạn chim đẻ trứng, chim Chào mào bạch tạng sinh sản thường sẽ là 3 quả trứng, cũng có khi được 5 quả. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chúng lúc này cần bổ sung nhiều mồi tươi, vitamin C, chất đạm để giúp chim khỏe mạnh và không ăn trứng.
Đến khi chim Chào mào trống và mái thay nhau ấp trứng cần luôn giữ đủ nhiệt độ cho trứng nở. Thời gian nở là khoảng 2 tuần, tùy vào thời tiết có thể nhanh hoặc chậm hơn 1,2 ngày. Sau 14 ngày ấp trứng những chú chim non sẽ ta đời.
Dinh dưỡng
Thức ăn trong thời kỳ chim Chào mào bạch tạng sinh sản cực kỳ quan trọng. Vì vậy bạn thường xuyên bổ sung trái cây, cào cào, dế, trứng kiến, sâu tươi… phải đảm bảo đều đặn mỗi ngày. Nhớ không được cho chim ăn đu đủ vì nó làm tỉ lệ trứng nở thấp mà nên bổ sung cam sẽ giúp cho tỉ lệ nở ra chim con cao hơn.
Chăm sóc chim non
Tuy là một loài chim ăn hoa quả, nhưng khi còn non, chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ, loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chống mặt. Khi chim non đã có đủ lông cơ bản để theo mẹ cũng không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế chim sẽ bị yếu xương. Nên để cho bố mẹ chúng dạy cách học bay là cách tốt nhất. Chú ý trong quá trình chăm sóc chim non không nên rình xem tổ chim quá lâu, làm chúng cảm thấy khó chịu và có thể thả rơi chim non.
Tác giả: Trần Tuấn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Hỗ trợ online
Quản lý Tài khoản